1. Điều kiện tiến hành họp Đại hội cổ đông
Điều 102 luật Doanh nghiệp 2005 quy định tỷ lệ dự họp Đại hội
đồng cổ đông từ 65%. Điều 141 Luật Doanh nghiệp 2014 điều kiện tiến hành họp Đại
hội đồng cổ đông chính thức là 51% .
Quy định mới này tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc họp Đại
hội cổ đông được tiến hành theo đúng kế hoạch của doanh nghiệp, hạn chế tình trạng
phải triệu tập đến lần thứ 2, hoặc lần thứ 3 do không đủ điều kiện họp
Cụ thể:
- Luật cũ : Cuộc họp Đại hội cổ đông được tiến hành khi có số
cổ đông dự họp ít nhất là 65% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết;
Nếu cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành, thì
được triệu tập họp lần thứ hai trong thời hạn 30 ngày, Cuộc họp Đại hội cổ đông
lần thứ hai được tiến hành khi có số cổ đông dự họp ít nhất là 51% tổng số cổ
phần có quyền biểu quyết
Nếu cuộc họp triệu tập lần thứ hai vẫn không đủ điều kiện tiến
hành, thì được triệu tập họp lần thứ ba trong thời hạn 20 ngày, cuộc họp không
phụ thuộc vào số cổ đông dự họp và tỷ lệ số cổ phần có quyền biểu quyết của các
cổ đông dự họp.
- Luật mới sửa đổi : Cuộc họp Đại hội cổ đông được tiến hành
khi có số cổ đông dự họp ít nhất là 51% tổng số phiếu biểu quyết
Nếu cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành, thì
được triệu tập họp lần thứ hai trong thời hạn 30 ngày. Cuộc họp lần thứ hai được
tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất là 33% tổng số phiếu biểu
quyết
Nếu cuộc họp triệu tập lần thứ hai vẫn không đủ điều kiện tiến
hành thì được triệu tập họp lần thứ ba trong thời hạn 20 ngày. cuộc họp của Đại
hội đồng cổ đông lần thứ 3 được tiến hành không phụ thuộc vào tổng số phiếu biểu
quyết của các cổ đông dự họp.
2. Sát nhập, hợp nhất doanh nghiệp
Căn cứ Theo quy định tại Điều 194, 195 Luật Doanh nghiệp
2014, các công ty có thể hợp nhất, sát nhập vào nhau để tạo thành một công ty mới
mà không bắt buộc phải là “công ty cùng loại” như quy định tại luật doanh nghiệp
cũ. Quy định này là sự đổi mới quan trọng góp phần thúc đẩy thị trường mua bán
doanh nghiệp đang hết sức sôi động hiện nay.
Cụ thể:
Điều 194. Hợp nhất doanh nghiệp
02 hoặc một số công ty cùng loại có thể hợp nhất thành một
công ty mới bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp
pháp sang công ty mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các công ty bị hợp nhất.
Điều 195. Sát nhập doanh nghiệp
Một hoặc một số công ty cùng loại có thể sát nhập vào một
công ty khác bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp
pháp sang công ty mới nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty
bị sát nhập
3. Người đại diện doanh nghiệp theo pháp luật
Căn cứ Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2014 cho phép công ty TNHH
và công ty cổ phần có thể tự quyết định, chỉ định một người đại diện trước pháp
luật hoặc trong trường hợp cần thiết có quyền tự chủ quyết định việc có nhiều
người đại diện trước pháp luật.
4. Thay đổi tỉ lệ nắm giữ vốn điều lệ của doanh nghiệp nhà
nước
Khoản 8 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định: Doanh
nghiệp Nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, thay vì Nhà
nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ như trước kia
5. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Được thể hiện dưới hình
thức văn bản hoặc bản điện tử. chỉ còn 4 nội dung chính: tên doanh nghiệp và mã
số doanh nghiệp; địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; thông tin chi tiết nhân
thân của cá nhân là người đại diện theo pháp luật, chủ DNTN, thành viên hợp
danh, thành viên công ty và thông tin của thành viên tổ chức; vốn điều lệ của
doanh nghiệp.
0 Nhận xét