Thành lập doanh nghiệp tư nhân là
dịch vụ pháp lý nổi trội của văn phòng luật TDV, Luật sư của chúng tôi xin chia
sẻ kinh nghiệm thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân và phân tích
các quy định pháp lý về doanh nghiệp tư nhân. Doanh nghiệp tư nhân không có tư
cách pháp nhân nên có những đặc thù riêng khác biệt so với loại hình công ty.
Doanh nghiệp
tư nhân có những đặc điểm pháp lý gì?
- Nếu chủ công ty chỉ chịu trách
nhiệm trong phạm vi vốn điều lệ đăng ký thì Chủ thể doanh nghiệp phải chịu mọi
trách nhiệm về hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp
- Doanh nghiệp tư nhân không có tư
cách pháp nhân nên trong các vụ việc chủ thể doanh nghiệp thay mặt đại diện
trước cơ quan nhà nước.
- Doanh nghiệp tư nhân vẫn được
quyền mở chi nhánh , thuê giám đốc điều hành, và lập các địa điểm kinh doanh
giống như các loại hình doanh nghiệp thông thường.
Thông tin để đăng ký thành lập doanh
nghiệp
1. Xác định các thông tin để đăng
ký thành lập doanh nghiệp gồm: Tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính,
ngành nghề kinh doanh, các vị trí lãnh đạo của doanh nghiệp,...
- Tên công ty được xây dựng
bởi: DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN + CỤM X + TÊN RIÊNG (Cụm X là một yếu tố có
trong ngành nghề kinh doanh ví dụ: thương mại, thương mại dịch vụ,...).
- Trụ sở chính doanh
nghiệp phải đặt tại địa điểm có chức năng kinh doanh. .
- Mức vốn điều lệ: Vốn điều lệ là
căn cứ để quyết định mức thuế môn bài áp dụng cho doanh nghiệp. Chủ doanh
nghiệp sẽ phải góp đủ vốn điều lệ trong 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh .
- Lĩnh vực, Ngành nghề kinh doanh là
thông tin quan trọng nhất mà chủ doanh nghiệp cần quan tâm khi thành
lập doanh nghiệp.
2. Xác định các hồ sơ giấy tờ cần
thiết để lập doanh nghiệp
- 01 Bản sao công chứng CMTND của
chủ doanh nghiệp, hoặc giám đốc doanh nghiệp.
- 01 Bản sao các tài liệu khác khi
công ty đăng ký kinh doanh những ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Thủ tục
thành lập doanh nghiệp tư nhân
1. Thành phần hồ sơ bao gồm
- Bản sao chứng thực của cơ quan có thẩm
quyền về một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp còn hiệu lực của chủ
doanh nghiệp và người đại diện theo pháp luật: như Giấy chứng minh nhân dân hoặc
Hộ chiếu đối với công dân Việt Nam ở trong nước;
- Các loại giấy tờ khác: Văn bản uỷ quyền
của người đi nộp hồ sơ trong trường hợp người nộp hồ sơ không phải là người đại
diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
2. Các bước thực hiện
- Cá nhân/ tổ chức nộp hồ sơ xin cấp
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Bộ phận một cứa – Phòng đăng ký kinh
doanh tỉnh/thành phố nơi đặt trụ sở chính Công ty (BPMC) hoặc nộp hồ sơ online
qua cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia.
- Cá nhân/ tổ chức nhận kết quả giải
quyết hồ sơ tại BPMC;
+ Nếu hồ sơ không hợp lệ: kết quả là Thông báo
yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Sau khi sửa đổi hồ sơ, công dân nộp lại hồ sơ
tại BPMC và thực hiện theo trình tự như lần nộp đầu tiên;
+ Nếu hồ sơ hợp lệ: kết quả là Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh;
+ Các loại kết quả khác: Thông báo chưa giải quyết;
Hiện tại số đăng ký kinh doanh và mã số thuế được
hợp nhất thành mã số doanh nghiệp ghi nhận trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp được cấp;
0 Nhận xét